Tìm hiểu độ ngọt của các loại đường phổ biến

Việc tìm hiểu độ ngọt của các loại đường phổ biến sẽ giúp ta đong đếm được lượng đường cần thiết trong từng món ăn. Thông tin về các loại đường quen thuộc trên thị trường và danh sách độ ngọt của từng loại sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây. 

Đường là gì, các loại đường phổ biến

Đường là gia vị không thể thiếu trong hầu hết mọi món ăn
Đường là gia vị không thể thiếu trong hầu hết mọi món ăn

Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm cacbohidrat ở dạng tinh thể. Hiện nay trên thị trường có 2 loại đường là đường tự nhiên và đường công nghiệp (hay đường hóa học), cụ thể như sau:

  • Đường tự nhiên: Là loại đường tạo ra từ quá trình chiết xuất các thành phần tự nhiên như mía, nho, củ cải đường, mật ong. Những loại đường này đều có tên khoa học theo công thức và thành phần của chúng, như glucose (đường nho), fructose (đường trái cây), saccharose (thường gọi tắt là đường, đường kính, đường cát, đường phèn,…), maltose (đường mạch nha), lactose (đường sữa),…
  • Đường hóa học: Là loại đường không có sẵn trong tự nhiên mà phải được tổng hợp ra trong các nhà máy công nghiệp. Các loại đường hóa học phổ biến hiện nay có thể kể tới là Saccharin, sorbitol, sucralose, steviol glycosides, xylitol, aspartame…. Chúng thường được gọi chung là chung là chất tạo ngọt hoặc đường hóa học. Loại đường này có độ ngọt cao nhưng hương vị lại kém hơn đường tự nhiên, và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sử dụng quá nhiều.

Phân biệt các loại đường phổ biến

Trên thị trường có nhiều loại đường và chất tạo ngọt khác nhau
Trên thị trường có nhiều loại đường và chất tạo ngọt khác nhau

1. Đường kính

Đường kính (đường trắng hoặc đường cát) là loại đường này được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp với thành phần 100% từ mía hoặc các loại thực vật có độ ngọt khác như củ cải đường, ép lấy nước.

Loại đường này đã qua xử lý “tạp chất”, loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính nên có màu trắng ngà, vị ngọt sâu, dễ tan trong dung dịch. Loại đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong pha chế và nấu ăn.

2. Đường nâu

Đường nâu hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công, thường được đóng thành dạng bánh và có màu nâu sẫm do có lớp mật mía hay rỉ đường bao bọc bên ngoài.

Đường nâu giúp tăng hương vị mang lại nhiều chất dinh dưỡng hơn đường kính trắng. Loại đường này khi gặp độ ẩm cao sẽ dễ dàng vón cục hơn và đem lại vị ngọt đậm hơn so với đường kính trắng, ngoài ra nó còn được sử dụng như một cách tạo màu tự nhiên cho thực phẩm.

3. Đường phèn

Đường phèn thường được nấu thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết và tạo thành từng viên đường rất trong và đẹp. Do được tinh chế từ đường trắng, loại bỏ hết tạp chất nên đường phèn ít ngọt hơn, có vị thanh mát, giải nhiệt tốt hơn và thường được dùng cho các món chè hoặc nước sâm.

4. Mật ong

Mật ong là chất lỏng hơi đặc, có màu nâu hoặc nâu vàng, ngọt hơn đường kính và có hương thơm đặc trưng. Chính vì thế người ta sử dụng mật ong để làm bánh, tạo độ ẩm, màu sắc và hương vị ngọt thơm. Đường trong mật ong hoàn toàn khác so với các loại đường còn lại, không chứa cholesterol, giàu vitamin, nên có tác dụng đẹp da, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, dạ dày,…

5. Mạch nha

Mạch nha là loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc, gạo nếp và các loại tinh bột. Loại đường này sử dụng men trong mầm thóc để đường hóa nên có độ dẻo, màu vàng nâu sậm, vị ngọt thanh và thơm ngon mùi nếp. Đường mạch nha vừa ngon, vừa bổ, là nguyên liệu không thể thiếu trong công nghiệp sản xuất bánh mứt kẹo hoặc bia.

Tìm hiểu độ ngọt của từng loại đường

Độ ngọt của các loại đường phổ biến
Độ ngọt của các loại đường phổ biến

Tùy theo thành phần mà mỗi loại đường sẽ có độ ngọt khác nhau. Thường thì người ta lấy độ ngọt của đường sucrose (đường kính trắng) làm chuẩn để xác định độ ngọt của các loại đường khác. Dưới đây là bảng liệt kê độ ngọt loại từng loại đường phổ biến hiện nay:

Loại đường 

Độ ngọt

Saccharose (Đường kính trắng)

100

Đường glucose (Đường nho)

70 – 80

Đường Maltose (Mạch nha)

30 –  50

Đường lactose (Đường sữa)

20

Đường Saccharin (Đường hóa học)

300

Đường Aspartame (Đường hóa học)

160 – 200

Đường nâu

97

Mật đường

70

Mật ong

97

Việc phân biệt được từng loại đường và độ ngọt thích hợp là cần thiết để bạn cân nhắc sử dụng các loại đường sao cho hợp lý, vừa không làm mất đi hương vị món ăn vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình

Lời kết

Trên đây là thông tin và độ ngọt của các loại đường phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Hi vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức về nguồn gốc, thành phần của từng loại đường, cũng như hiểu thêm về độ ngọt riêng biệt của chúng để có sự lựa chọn phù hợp với món ăn và tình trạng sức khỏe của mình. Bạn hãy lưu ý rằng không nên lạm dụng đường trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh. Đừng bỏ qua những thông tin khác về chủ đề sức khỏe và đời sống hữu ích trên trang của chúng tôi.